top of page

Unpublished interview between artist Nguyen Than and free-lanced journalist A. California, recorded during early morning hours in 2007. The interview took place nearby the fishpond inside the wild garden of Nguyen Than’s home. The sun has just rose over Ho Chi Minh City, Vietnam. As every early morning, artist Nguyen Than took a deep single breath through his hand-crafted water pipe, inhaling the smoke of glowing fresh North-Vietnamese tobacco leaves.

 

A. California (AC): Hello Mr. Than. Long time no talk! Listen, I encountered some articles about you in various magazines. The only thing that all of them said about your hometown is you were born in Ninh Binh province. I’ve even asked my son who lives in Paris and he said the press there gave the exactly same little information. So I’d like to ask you for more details ... where were you born and what is your hometown?

 

Nguyen Than (NT): Oh, is that so? Then let me clarify: I was born in Phat Diem, Kim Son district, Ninh Binh province.

 

AC: Which village?

 

NT: Hoai Lai village belonging to Lai Thanh.

 

AC: (Laughs) A different village though! It is known that Hoai Lai is a boasting village. Hence, are you truly talented?

 

NT: (Laughs) ... let me tell you something: my villagers, they are boastful only because they have something to boast about. People judge them because of their outer appearance and living condition: ... little education, plowing in the morning, eating rice mixed with sweet potatoes at noon. (I still remember eating roasted corn (maize) and drinking lid eugenia tea throughout my childhood years!) ... Poverty has pursued them year after year ... So why shouldn’t these villagers be boasting? They say things which many people cannot understand, they create stuffs that most people cannot do or even know how to. That’s why many consider them to be boastful ... But if they had a little schooling, for example, attending schools in Ha Noi or Ninh Binh province ... even though they didn’t achieve anything ... , society would admire them. .. In that case, if they have extreme boasts, society would think they are right, isn’t it? ... Similarly, I might be more fortunate than many because of my decent education ... should I show off more than them? ... You understand my point?

 

AC: Of course! So when were you born? What was your childhood? Do you remember anything about your home? 

 

NT: I was born in 1948 ... In 1954 my parents took me to the South in the line of Catholic migrants, having settled down in Saigon until now.

 

AC: Please go ahead.

 

NT: I lived for a few years at my hometown, but I still remember clearly every color and the taste of it in detail ... In 1995 I arrived in Hanoi for exhibition. It was also the first time I have been home after years away ... Writer Duong Tuong has written an article: ‘Artist Nguyen Than and the Home Elaeagnus Conferta’ ... posted on some newspaper whose tittle I could not remember.

 

AC: Well, I’m listening, please continue.

 

NT: At the age of five I went to the South ... but I still remember exactly what my childhood was like ... The chilled winter was also the season for catching storks (trapping storks with sticky plastic rods). Flocks of storks were landing and whitening the entire field. But skills had to be used for catching them, including sticky plastic rods placed along the field. Across the field, there were alternately real and fake bait storks (carved out of wood and painted in white). So whenever a flock of storks flew over, people would toss the bait storks as high as possible into the sky. Subsequently, the real storks flew up a few meters and landed again because of the threads hanged on their legs ... This trap made the wild storks, flying high, come down to the field … on the ground, their flapping wings got attached to the sticky plastic rods and so they could not fly up any more. My dad caught them for selling to support my family ... Therefore, such kind of memories of my home village like the stork wings have always pursued me every time I paint.

 

AC: Yes, very interesting ... please continue ... 

 

NT: There are so many things to recall ... about the sour and greasy taste of chewing elaeagnus conferta to relieve the hunger… the poetic image of dark purple water hyacinths covering up the river’s surface ... on the toad den ... memories of hiding from French troops (Legionnaire) when they sweep into the village ... about the goats standing crookedly on the crosses built in the grave yard (cemetery).

 

AC: These are interesting stories. Articulate them, please.

 

NT: In 2003, I wrote a short story called, "The Woman Standing with Her Back" which the YOUNG FASHION magazine (Báo Thời Trang Trẻ) had licensed and published in the Spring edition ... I wrote about the fate of a lonely woman in the war against French troops ... and about the toad den ... on the dark red grave yard every time the sunset came ... in such details and that in 2004 when I first set foot on the village, I didn’t feel like greeting anyone. I went straight to my parents and my grandparents’ home which now having belonged to other people. I sat at the doorway, looking through the ahead row of bamboo trees, the DIEN HO mountains seemed to be on-again, off-again. It’s the same feeling I had in my childhood days: sitting like that longing for my parents coming home from their merchant trip at Hoang market; the only difference was that the orange orchard laden with fruits on the old side of the house formerly was replaced by the grapefruit trees which also full of fruits.

 

AC: Sir, from who do you get your artistic ability or in other words your inherit genetic effects?..

 

NT: Of course, from the family and parents! … My maternal grandfather in his youth worked as a push man on a merchant boat. Boats at that time were machine-less unlike those now, sail-powered merchant ships, when there was no wind, push men pushed poles running along the side of the boat ... then reverse water, push men had to walk down the dyke to pull the boat, my maternal grandfather was one of 12 push men of the merchant ship ... While the boat loaded fully with bricks was travelling along the Đuong river to Hanoi, he sang for a girl washing a straw mat on the river bank, the lyrics with regards to each other, their family situations, places, their date ... until the boat slowly went past and no longer loud singing could be heard ... 2 years later, my maternal grandfather had a chance to return to the former hamlet to find the girl ... she was still waiting for him, and they got married ... He took her to Đien Ho in Kim Son district to live ... giving birth to the children who sing well ... that is on my maternal side. 

Hoai Lai village consists of two lines. The line of Nguyen (my father), Vu (my mother), so the villagers are not allowed to marry each other. The majority of Vu go to the church to become priests, teachers and Sisters. The line of Nguyen are innately persons intendedly involved in beauty (arts) even if they do not learn anything. A half is martial arts and robbers ... Thus the Catholic villages at that time prepared for the flowering season of the Virgin Mother Mary every May came, other villagers came to my village to invite each person to help them decorate their village chapels, greeting gates, flower palanquins to receive the Lady and to emulate among villagers together. My father was invited to Đien Ho village, ... ate and slept at the head of parish’s house (my maternal grandfather), hence, he fell in love with the parish head’s daughter and got married ... My paternal grandfather attended a defending school in Hanoi (law school now), when coming back to the village he was a lawyer for Kim Son district, he spoke very charmingly so he was a lady-killer ... He was the idol of the young at that time ... 

 

AC: What did your parents do at that time?

 

NT: Being a village teacher, plowing, planting rice ... My parents once had wholesale travel by boat backwards towards Thanh city, in the last months of the year the sales was very good with Đong Ho pictures for selling together with straw mats; Đong Ho pictures were pasted on walls, columns, doors for merry new year days instead of wishes and prayers ... such as chicken, pig , teaching toad, rat wedding, coconut catching, scene of jealousy making pictures ... ; the new ones would be bought, simply pasted on the old ones on the next new year days just for fun ... Now people look at Đong Ho pictures with different eyes, they must be put in glass frames carefully, society has developed ... (smiles ironically)

 

AC: … Very interesting, please continue.

 

NT: As for my mother, like many women of that time, accepted circumstances, being content with her lot ... They loved each other sincerely ... My mother during her girlhood was only wearing brown blouses (fabric dyed with brown tubers) and faded black skirts also known as ragged skirts because of overlapping multiple layer mends (dyed with pond mud) , on New Year days and holidays she wore a blouse of light yellow dragon fabric (dyed with sophora flowers), a headscarf; her teeth dyed black; that was so elegant! On the way to our maternal hometown for celebrating the New Year, my dad and I walked together, my mom always followed us in a long distance ... That’s it, in the old days people concealed their love, not exposing it to others, how embarrassing it was! ... 

 

AC: Does your mom influence your paintings a lot?

 

NT: Present almost in my paintings. In 1998, I went to Hanoi for an exhibition on the theme "The countryside market" at Hang Buom gallery, I wrote a law-breaking poem about the countryside market for the introduction ... When printing, the publisher changed nearly the sentences and added periods, commas with impunity, distorting the meaning that I wanted to express ... I guessed they thought I did not know how to write. Besides, their way of subsidy thinking and pressing others’ heads have deepened in their blood ... Those 500 prints had to be discarded, and my original had to be reprinted ... 

 

The countryside market

This return time

I walk on the village road

The rows of shady green bamboo trees

The banyan tree at the front of the village

Stirring wind

Sunshine

The buffalo the plough

People are walking and sitting boisterously

The countryside market

Palm-leaf conical hats

People

Showing ahead

My heart wonders

What is the most important to a person's life?

Worries

Hardships

Uncertaintly enough

Hardships accumulate worries

Earthen pots accumulate earthen pots

Seemingly very peaceful behind the village bamboo hedge day by day month after month year after year born grown up away from home return suddenly feeling old stopping work perhaps

A bind perhaps

The sweet bind

Necessary

Homeland

 

When my family moved to the South, my mother no longer dressed ragged skirts, her black teeth were also whitened ... civilization started ... 

 

AC: How did your life begin in the South, sir?

 

NT: So hard ... my name was Nguyen Cao Thang but when settling down in the South my dad changed it to Nguyen Than (English meaning for friendly) for feeling less homesick. I grew up in the South, attended school in this region; at that time my country was still large and less populated. I remember exactly the geographic lesson: Vietnam has 24 million people ... about literature, we pulled out the pre-war literature of Vietnam and studied again and again ... So we live in the South, but t learn and know more about the North than those who live and study in the North after the pre-war period.

 

AC: I do not understand.

 

NT: For what do you need to understand the details? ... For more troubles?!? Coming to the South, my father no longer made Đong Ho pictures, instead, on coming days of the New Year, my father drew Tet wishing pictures, northern village landscape pictures, religious pictures in pastel on large-size board papers with frames for selling to people hanging them in their homes on New Year festival days. Therefore, at this period, each time my father drew, I was watching fascinatedly, what a good dad! ... When growing up I learned a lot of subjects: literature, philosophy, martial arts (judo and karate), drawing, vocal learning, music ... Martial arts at that time needed 5 years of practice to reach the first black belt level (1- bar black belt) based on international standards but now just after a year one can be certified 1- bar black belt level ... It is said that “To know everything is to know nothing” ... I have learned a lot of subjects but the drawing is an outstanding gene ... just like each individual’s fate is determined by God: this person is a priest, that person is an artist, a great deal of people go into the Church ... but a small amount of them is chosen to be priests; so many arts university students graduate every year but the number becoming artists can be counted on the fingers. And so, in my life, apart from drawing, I was not able to do anything else due to constant failure…

 

AC: What did you do before 1975? Were you in the army ... fighting?

 

NT: Wherever you live, you have to follow the law there. I live in the South of freedom, from latitude 17 down belongs to freedom, latitude 17 up under the communist regime, the Ben Hai River was used to divide the country into two regions ... I had to join the army at the age of military service by provisions of law, all my army life, I never saw Vietnamese Communists(VC) fighting ... since I was the head of logistics for combat units, I managed: firearms, ammunition, military equipment, supplies ... for the unit, so I worked in the district office, or the city, I only suffered every night running down the tunnel when Vietnamese Communists (the Revolution) shelling in the city ... my military life was just like that, very tedious, I loved everyone… In my office, there was Private Phuoc (we called him Fat Phuoc) as my secretary, very obedient, hard-working ... Even though I knew very well he was on the other side (the Revolution), I still loved and used him. All excessive ammunition (the unit did not use up based on the target) and anti-poison gas masks, instead of having to ruin them, I allocated those to Mr Phuoc. I did not know where he carried them away in the middle of the night ... I did not need to know, the people in forest were my blood anyway ... 

 In 1972, I took the order as the head of section IV of Hau My District which was formerly the populous area set up by the first republic president Ngo Dinh Diem ... Back then, people had to leave their homes gathering to live in the embankment camps, sticked with pointed bamboo poles with a gate to close carefully nightly ... The goal was to isolate the Revolution force (VC)! It is now separated from Cai Be district to set up a separate district for Đong Thap Muoi. So, the road to the district was just 11km from highway number IV but so tough! An armored unit needed to clear the road, detecting mines from early in the morning till late in the evening (this road went through sanctuary Z15 and of Z25 of VC (Revolution). We had no time to rest, we were shelled to pieces by the Revolution force ... and from then on between noon and 6 pm, they were shelling about 10 minutes ... like a word of warning “ Do not touch us ... if you want to live” ... 

Once after lunch I went past a tiger cage fenced with barbed-wire near the boundary of the district, it was blazing, the tiger cage was just enough for two people to sit back down. I saw two girls of about 18-20 years old, dressed in their black South Vietnamese pajamas, snow – white skin, shiny long black hair, ravishing, likely to be women guerrillas (VC) sitting back down in there ... putting their velvety black eyes looking at me, my heart almost dropped out. Well, how could such slender beauties withstand torture and exploitation of information? ... The romance in me woke ... It doesn’t matter for such two beautiful lasses run the revolution ... About 1 am, I sneaked to the tiger cage using a pair of barbed wire cutting pliers to free the two girls, handed them the barbed wire cutting pliers, told them to crawl straight on the road and I showed them to avoid mines set along the four layers of barbed wire …in a flash ... the two girls crawled into the dim and immense darkness ... That’s all, it seemed I have painted a picture of perfect beautiful women of my life ... About 2 months later, I caught a piece of artillery in the middle of a field ... there were no helicopters, so I had to use a hand-rowed boat ride to the near highway to reach the hospital (military medicine) … you know travelling by boat were very likely to be arrested by the Revolution ... I remember the boat took a distance (through a reed forest higher than one’s head), suddenly, out of nowhere, these two girls stepped down the boat, rowed it out to the highway safely. It is said that “ Misfortune has its senses, too”.

 

AC: What did you do after the liberation in 1975?

 

NT: In 1975, three weeks after the liberation of the South, I got a letter of being summoned to the meeting in District 7, most of people there were advertising designers, just me to be an artist ... They taught us how to draw, what to think for the right path of the revolutionary government ... The cadre with greenish and a little pale complexion stood preaching on the platform, he said: “I have just had a meeting and talked to Picasso in Hanoi. Done, and I fly into this place ... Picasso is the world's great artist, a great person like Picasso also enlightens the revolution ... Picasso painted the world famous picture as a guide for artists in the world to follow ... He painted the theme: the revolting worker! The symbol is two chairs facing each other, like this: ... in the middle is a red dot on a black background. Picasso applied science and technology cleverly, when we look so long at the red dot ... we naturally see the red dot flashing as the sun of the revolution flashing in the middle of the dark night of capitalist society ... Well, Picasso also enlightens revolution ... what do you think you are but dare resist the rolling history wheel.. ha ?!!?” Not satisfying his provoking attack, he pointed directly to my face…and continued: “and you, you are spreading reactionary depraved culture, inciting anti-communist youth” ... That was it, just because of Picasso I was condemned to so many crimes ... Until now, the world has not been blessed enjoying that particular painting of Picasso as obviously it didn’t exist. What a disadvantage! How disadvantaged it is!.. Next, I was under house arrest by cluster 6 - it is now ward 7, district 8. Not being allowed to be out of the area ... My family lost all money after the liberation, my family lived in the kitchen of my parents’ house. Life became so hard! I earned a living for all occupations: from carrying bags of rice (porters), catching fish, riding a pedicab, cooking alcohol, raising pigs, making cakes, cooking steamed glutinous rice for sale ... to printing straw mats for the straw mat export cooperative to the Soviet Union ... It was so hard to earn money with all of those jobs, but it was romantic ... very romantic! 

(Nguyen Than takes a deep breath - sentimentally looking into the sky - and continues)

 … One afternoon, on my way fishing, a storm began to strike, no shelter, I had to sit down on the vast flooded field, sat crouching after a strabismus bush (plants used for weaving mats), water submerged my neck, suddenly the duck shepherd's palm-leaf hut behind me flew into the air, flying over my head, I was as glad as being crazy ... like sitting in a painting of Marc Chagall! I began singing loudly like drowning out the growling sound of the storm ... 4 years later, I quitted fishing and I rode a pedicab (also known as ‘cyclo’). That time fishing was no longer appropriate. At 6 pm I used to cycle my cyclo to the former French warehouse (colonial) for storing hulled rice. I laid on my cyclo, faced up looking at the vent on the warehouse lean-to, waiting for swallow birds flying home ... after hours of observing the sky and how the last bird had flown into the hole, I went home ... 

 

AC:  How is it now? Each time you recall the past hard time.

 

NT: Every time passes, it is impossible to find that romance again. It is impossible to re-experience the transparent sky on autumn early mornings with slight fog and little colds. Pham The Hien street, where I live, is like my village road ... cycling my cyclo while whistling loudly, what a beautiful life! ... 

 

AC:  The theme of women regularly goes throughout your paintings. How do you think of women ?

 

NT: People think about beauty, completeness and incompleteness ... usually the image of women is a catalyst, an inspiration to strive, dream and wish ... So, the layout of women by nature says all ... Moreover, it is only able to paint something extremely real in oneself.

 

AC: Well, what about the birds, the fish in your paintings?

 

NT: Critics say I belong to the school of symbol (expression). I do not find that matter important for each school, just simply the things have haunted me since my childhood, the things I could not forget when I was a kid in Northern Vietnam, the poverty, the hard work of my parents and the whole villagers ... My dad in addition to teaching, caught storks to feed his family, going in for a trade, drawing Dong Ho pictures ... managing various jobs ... but persistent poverty still pursued ... On New Year days (the first day), they still pasted a carp picture in their house for longing for a prosperous new year to come ... but impossible ... birds, fish often clinging to me, suddenly appear in my paintings. 

 

AC: So, is the school, in your opinion, important in art?

 

NT: School is named by critics themselves to divide groups, periods of operation, and to distinguish like a cow is different from a buffalo ... The artist does not do so. At each period in life, the impact between emotions, family, community, social context, and the development of society will work intentionally and unintentionally on each artist a lot ... the only thing is that how that impact works and how artists express it..

 

AC: What is your point of view on art? Is it related to religion?

 

NT: Religion is the creation of humans, gods, God ... Expression, religious ceremonies are products of humans. Religion is like an invisible whip to bring people into a good orbit in life ... but also has its downside, if people are not smart enough, become fanatical, the better will be the opposite effect…
Art is different, the good, the bad, the complete, the incomplete are all included in paintings by artists by distillation of each artist; poetry is, too ... So art is not imposed , not affected ... it is free ... 

 

AC: You are often to be said as a sentimental artist by the press, how do you explain that?

 

NT: Being sentimental is to love an amorous and deceiful woman, ready to deny everything, ready to betray you right in front of you, that is not important, the importance is that you still dote on her, sincerely… loving her sweet betrayal and deceifulness. Apart from that, it is only that woman’s incompleteness.

Or being sentimental here is not exactly to love the opposite sex partner. Artist, musicians, poets ... all those who make art cannot create…sentimental work if they are not sentimental. Sentimentality here means that they love all, loving completeness, loving incompleteness of human beings and nature including disruption, like Picasso because he was so moved by the devastation of bombs that he painted the painting named Guernica? As I have said before, drawing is a refinement, receptivity of each artist, only because how it will impact ... whereas critics and sociologists want to put it in the response message for the war ... 

 

AC: Very interested in your unique love perspective.  So painting a subject a lot, are you not afraid to repeat yourself ...? For example, the topic of women in your paintings.

 

NT: Day after day, passed time never returns ... because it is time, an artist is not time, he is right in time, between the past, the present and the future. The former, present, today, coming day thing has been always a desire… longing for love, family, home… There is no reason why to throw it away day after day ... Women are the embodiment of beauty, completeness and incompleteness haunting me all the time. So it is normal to draw the theme of women, a natural matter. What will I draw if I do not draw women?

 

AC: Please talk clearly about your art point of view…

 

NT: As I have said above ... creative artists in general ... like a mirror that reflects life ... The mirror reflects the original things ... Creative artists reflect selected things, think of the past, refine the present, predict the future ... To me, when painting, they suddenly appear in my paintings, I paint the thing I’m thinking both in the past and the future ... 

 

AC: Picasso used to divide colors into periods, for example, deep blue period, pink period ... How about you? How do you use colors?

 

NT: Life is like a river, it is sometimes quiet, sometimes is frenzied ... depending on every corner of the river; artists are, too. They sometimes just like painting this color, sometimes prefer the other color ... Sometimes they express their feelings by this way the other time by the other one…So according to each period of time impacting the artist’s thoughts and feelings ... Take an example of my case, there are times I just like brown, there are periods I just love soil yellow, the other period I only like black and orange ... It is just simply to like and to dislike. Moreover, it should not impose colors on implying something, representing something ... For example, most people find red is the color of victory, revolt, enthusiasm, perfect and cheerfulness but when a coffin is painted red (so many coffins have been painted red) then what does it represent? ... There is no reason why it means cheerfulness. Therefore, artists do not impose colors, only because, through every period of life they exerts artists how to get, how to perceive their favorite color as the leading one only.

 

AC:  What do you define freedom? What is happiness? What has supplied you energies?

 

NT: Freedom is not granted by a regime, politics but it is right in ourselves, in our ways of perceiving, thinking, behaving, comporting in life ... 

Like religion, Heaven or Hell is right in each of us, it is our conscience, our lifestyle, if we treat everybody well, love our fellow creators ... everyone loves us, too. It is freedom, happiness in our lives ... On the contrary, it is just Hell, loss of freedom; when getting freedom, it itself supplies us energies ... To be peaceful is necessary for working. Money is considered an issue as well. It does affect our jobs, money for living, painting work , exhibiting activities… anything must also be solved by money ... as artist Marc Chagall has said: “Rich artists are still more advantageous than poor artists" ... Of course, but if we take into account money importantly, how to sell a lot of paintings for money then the inverse outcomes will come. A series of second-class and third-class paintings will be produced mainly used for decorating living rooms, bedrooms, then being thrown into dustbins when users getting fed up with them ... This also causes many contemporaries to be involved , for them arts are evaluated based on whether or not they sell their paintings, earn numerous awards ... They have to hurry to catch people’s tastes, markets and then arts turn into goods, exam papers ... trying to deceive customers, judges ... what I want to say here is that true art is how to think, how to perceive, how to live, how to paint, to work hard, this pursues the artist for life ... Getting more or less will be seen right after you have left this world ...

==============================+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++=========================

 

           Cuộc phỏng vấn chưa được công bố giữa hoạ sĩ Nguyễn Thân và nhà báo tự do A. California, được ghi âm trong 1 buổi sáng sớm của năm 2007. Buổi phỏng vấn diễn ra gần ao cá rộng chảy dọc khu vườn hoang sơ của nhà ông hoạ sĩ. Bình minh thả những giọt nắng đầu tiên xuống trên thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Như một thói quen mỗi sáng sớm, hoạ sĩ Nguyễn Thân cầm cái điếu cày thủ công lên rít một hơi thuốc thật dài. Ông trầm ngâm, lơ đãng nhìn về phía ao cá, miệng từ từ nhả ra những làn khói mờ ảo thơm lừng mùi lá cây thuốc lào tươi của miền Bắc Việt Nam.

 

A. California  (AC): Chào ông, xin chào! Tôi ở bên này ... báo chí viết về ông họ chỉ viết ông ở Ninh Bình,tôi hỏi con tôi hiện đang sống ở Paris nó nói báo chí bên này họ cũng nói thế. Vì thế tôi muốn hỏi cho rõ ... ông sinh ra ở đâu, quê quán là gì?

Nguyễn Thân (NT): Ra là thế! Tôi ở Phát Diệm,huyện Kim Sơn,tỉnh Ninh Bình.

 

(AC): Thế làng nào?

(NT): Làng Hoài Lai thuộc Lai thành.

 

 (AC): ... ha ha! Tưởng làng nào, hoá ra làng bốc phét ... thế ông sao giỏi thế?

(NT): hà hà ... Tôi nói cho ông biết : có tài hơn người mới bốc phét được, chẳng qua các ông chỉ thấy họ cũng giống như các ông ... Sáng cày ruộng,trưa ăn cơm độn khoai lang, tối ăn bắp (ngô) rang,uống nước vối ... cái nghèo khó cứ đeo đuổi năm này qua năm khác ... sao họ vẫn giỏi hơn các ông,nói những điều các ông không hiểu tới,làm những cái đẹp hơn người, các ông không làm được không hiểu được, các ông mới cho là bốc phét ... Nhưng nếu họ có học một tí, ví dụ ra tỉnh Ninh Bình hay lên Hà Nội học ... dù không đỗ đạt gì ... thế nhưng, khi về làng các ông vẫn phục lăn ra ... họ có bốc phét lên tận trời xanh, các ông vẫn cho là đúng ... 

 

(AC): Thế ông sinh năm nào, thời thơ ấu của ông ra sao, ông nhớ gì về quê hương không?

(NT): Tôi sinh năm 1948 ... Tới năm 1954, cha mẹ đưa tôi vào Nam theo dòng người công giáo di cư, định cư ở Sài Gòn tới giờ. 

 

(AC): Xin ông nói tiếp.

(NT): Tôi sống ít năm ở quê hương, nhưng tôi vẫn nhớ như in, cả màu sắc, mùi vị của nó ... Năm 1995 tôi ra Hà Nội triễn lãm, cũng là lần đầu tiên về quê sau bao năm xa cách ... nhà văn Dương Tường có viết bài: “ hoạ sĩ Nguyễn Thân và quả nhót quê hương “ ... đăng trên tờ báo nào đó mà tôi không nhớ rõ. 

 

(AC): Vâng tôi đang nghe, xin ông nói tiếp.

(NT): 5 tuổi tôi vào Nam ... Tôi nhớ thời thơ ấu quê tôi ... : mùa đông rét mướt cũng là mùa đánh bắt cò (bẫy cò bằng que nhựa dính), những đàn cò đáp xuống ruộng trắng xoá cả cánh đồng, nhưng phải có nghệ thuật mới đánh bắt được, gồm những que nhựa dính cắm dọc bờ ruộng, những con cò mồi thật và giả (đẽo bằng gỗ,quét vôi trắng) cắm xen kẽ ở ruộng, cách tung cò mồi bay lên đáp xuống ... Mỗi khi có đàn cò bay ngang ... thì đàn cò mới đáp xuống dọc bờ ruộng cắm que nhựa dính,khi cánh cò dính nhựa, thì không bay lên được. Bố tôi bắt cò để bán nuôi gia đình ... Vì thế ký ức về làng quê, về những cánh cò luôn theo đuổi tôi mỗi khi vẽ.

 

 (AC): Vâng, rất hay ... xin ông tiếp tục ... 

(NT): Còn nhiều lắm ... về những vị chua, béo ngậy khi nhai hột quả nhót cho đỡ đói ... và những cánh hoa Lục Bình tím ngắt chật con sông ... về hang Con Cóc ... trốn pháp (lính Lê Dương) càn vào làng ... về những con dê đứng vắt vẻo trên cây thánh giá cắm trước mộ trong bãi tha ma ( nghĩa địa) .  

 

(AC): Những điều thú vị đây,xin ông nói rõ. 

(NT): Năm 2003, tôi có viết một truyện ngắn “người đàn bà đứng quay lưng” báo Thời Trang Trẻ đã mua bản quyền, đăng trong tạp chí Thời Trang Trẻ mùa xuân ... tôi viết về hoàn cảnh người đàn bà cô đơn thời chống pháp ... và về hang Con Cóc ... về nghĩa địa đỏ au mỗi khi hoàng hôn xuống ... chi tiết tới độ năm 2004 lần đầu tiên về làng, tôi không cần hỏi thăm ai, tôi đi thẳng một mạch về nhà cha mẹ tôi, nhà ông bà nội tôi, nay đã thuộc người khác. Tôi ngồi ở ngưỡng cửa,nhìn qua rặng tre trước mặt, những ngọn núi Điền Hộ như ẩn như hiện. Y như thời thơ ấu tôi vẫn ngồi như vậy mong ngóng cha mẹ đi buôn trong chợ Hoàng về,chỉ khác là ngày xưa bên hông nhà là vườn cam trĩu trái, bây giờ không còn nữa, nhưng có mấy cây bưởi cũng sai trĩu quả ...  

(AC): Thưa ông,ông được hưởng di truyền từ đâu ... 

(NT): Dĩ nhiên là từ dòng họ và cha mẹ.Ông ngoại tôi thời trai trẻ làm chân chống cho một thuyền buôn, thời ấy ghe không có máy như bây giờ. Thuyền buôn chạy bằng buồm,khi không có gió thì những chân chống, chống bằng sào chạy dọc hai bên mạn thuyền ... Nước ngược thì những chân chống phải xuống đê để kéo thuyền đi. Ông tôi là một trong 12 chân chống của thuyền buôn đó ... . Khi thuyền chở đầy gạch ngói xuôi dọc sông Đuống về Hà Nội,ông tôi hát đối với một cô gái đang giặt chiếu ở bờ sông. Trong lời hát đối có những lời hỏi thăm nhau,về gia cảnh,về nơi chốn,hẹn hò nhau ... thuyền từ từ đi qua không còn hát đối được nữa thì thôi ... 2 năm sau, ông ngoại tôi có dịp trở lại thôn năm xưa để tìm người con gái đó ... cô ta vẫn chờ đợi ông tôi và 2 người cưới nhau ... Ông tôi đưa nàng về Điền Hộ thuộc huyện Kim Sơn sinh sống ... Đẻ ra những người con ai hát cũng hay ... đấy là về phía bên dòng Ngoại ... còn phía ông Nội tôi:Làng Hoài Lai gồm 2 dòng họ sinh sống. Dòng Nguyễn (họ cha), dòng Vũ (họ mẹ). Thời đó người trong làng không được cưới nhau. Dòng Vũ đại đa số đi tu làm linh mục, các dì sơ và nhà giáo. Dòng Nguyễn,bẩm sinh là những người thiên về làm đẹp(mỹ thuật) dù họ không học hành gì. Một nửa là võ thuật và làm tướng cướp ... Vì thế, những làng công giáo thời ấy cứ tháng 5 về là mùa hoa Đức Mẹ, các làng khác đều về làng tôi để mời từng người đi các làng giúp họ trang trí nhà chầu, cổng chào,kiệu hoa để rước Đức Mẹ và để thi đua các làng với nhau. Bố tôi được làng Điền Hộ mời về ... ăn ngủ ở nhà ông trùm họ (ông ngoại tôi), vì thế mới nảy sinh tình cảm với con gái ông trùm họ và cuới nhau ... Riêng ông nội tôi thì ra Hà Nội học thầy cãi (trường luật bây giờ) để về làng làm thầy cãi (luật sư) cho huyện Kim Sơn, ông tôi ăn nói rất có duyên nên rất đào hoa ... Ông nội tôi là thần tượng của giới trẻ thời ấy ... 

 

 (AC): Cha mẹ ông làm nghề gì thời ấy ... .

(NT): Làm thầy giáo làng,cày ruộng trồng lúa ... Cha mẹ tôi có một thời đi buôn bằng ghe vào trong Thanh ( Thanh Hóa) bán chiếu, những tháng gần tết bán rất chạy và bán kèm theo cả tranh Đông Hồ. Tranh Đông Hồ để dán lên tường nhà, cột nhà, cửa ra vào cho vui những ngày tết, thay lời chúc tụng cầu mong ... Ví dụ như tranh gà, tranh lợn, cóc dạy học,đám cưới chuột, hứng dừa, đánh ghen ... Tết năm sau lại mua tranh mới, dán chồng lên tranh cũ cho mới, cho vui nhà cửa đầu năm ấy mà! ... Bây giờ người ta nhìn tranh Đông Hồ bằng con mắt khác, phải lộng vào khung kiếng hẳn hoi, xã hội phát triễn mà ... 

 

 (AC): ... rất thú vị, xin ông nói tiếp.

(NT): Về phần mẹ tôi,cũng giống như bao người đàn bà thời đó, chấp nhận hoàn cảnh,an phận ... . họ yêu nhau chân thành ... Mẹ tôi suốt thời con gái chỉ mặc chiếc áo cánh nâu (nhuộm vải bằng củ nâu) và váy nơm màu đen bạc còn gọi là váy đụp khi bị vá nhiều lớp chồng lên nhau(nhuộm bằng bùn ao).Ngày lễ, ngày tết mới mặc chiếc áo vải rồng vàng nhạt( nhuộm bằng hoa Hòe) đầu cuốn( vấn) khăn, hàm răng nhuộm đen bóng, thế là đã sang lắm rồi. Trên đường về quê ngoại ăn tết, bố con tôi đi bộ với nhau, mẹ tôi luôn đi sau xa bố con tôi một đoạn dài ... Thế đấy,ngày xưa họ yêu nhau để trong lòng, ra đường không để lộ ra cho người ta thấy, xấu hổ lắm! ... 

 

 (AC): Mẹ ông có ảnh hưởng nhiều đến tranh vẽ của ông không?

(NT): Hầu như hiện diện rất nhiều trong tranh vẽ của tôi. Năm 1998, tôi ra Hà Nội để triển lãm đề tài “Chợ Quê ” tại gallery hàng Buồm, tôi có viết một bài thơ phá luật không vần về chợ quê thay cho lời giới thiệu ... Khi in, nhà xuất bản sửa gần hết những câu cú và thêm chấm phẩy vô tội vạ vào câu cú của tôi, làm sai lệch ý nghĩa mà tôi muốn diễn tả ... chắc họ cho là tôi không biết viết.Vả lại, cái nếp tư duy bao cấp, đè lên đầu người khác in sâu trong máu của họ ... 500 tờ in đó tôi phải bỏ đi, và in lại cho đúng bài viết của tôi ... .

 

                          Chợ quê

Lần trở về

Tôi đi trên con đường làng

Những rặng tre xanh rợp bóng

Cây đa đầu làng

Xôn xao gió

Nắng

Con trâu cái cày

Người đi ngồi rộn rã

Chợ quê

Nón lá

 Người

Bày ra trước mặt

Lòng tôi tự hỏi

Cái gì quan trọng nhất cho đời một con người

Lo toan

Vất vả

Chắc đã đủ

Vất vả chồng chất lo toan

Nồi đất chồng nồi đất

Tưởng như rất bình thản sau lũy tre làng, ngày này qua ngày khác, tháng năm này qua tháng năm nọ, sinh ra lớn lên xa quê trở về ... chợt thấy già 

nghỉ chăng

Trói buộc chăng

Sự trói buộc ngọt ngào

Cần thiết

Quê hương

                           Nguyễn Thân ( lần trở về)

Khi gia đình di cư vào Nam, mẹ tôi không mặc váy nơm nữa, răng đen cũng được tẩy đi cho trắng ... . bắt đầu văn minh rồi mà ... .

 

 (AC): Cuộc sống bắt đầu trong miền nam ra sao, thưa ông?

(NT): Cũng vất vả lắm ... . Tên tôi là Nguyễn Cao Thắng nhưng khi vào miền Nam bố tôi cải lại là Thân( Nguyễn Thân) cho đỡ nhớ quê hương ấy mà. Tôi lớn lên trong miền Nam, học hành trong này. Thời ấy đất nước tôi còn đất rộng người thưa. Tôi nhớ vanh vách bài địa lý: nước Việt Nam gồm có 24 triệu nguời ... . văn học thì cứ lôi ra học đi học lại văn chương thời tiền chiến ... Vì thế, chúng tôi ở miền Nam nhưng lại học và biết nhiều về miền Bắc hơn những người sống và học ở miền Bắc sau thời tiền chiến.

 

 (AC): Tôi không hiểu ... 

(NT): Mà hiểu để làm gì ... thêm rắc rối! Khi vào trong miền Nam, bố tôi không còn làm tranh Đông Hồ nữa. Thay vào đó,những ngày gần tết, bố tôi vẽ tranh chúc tết, tranh phong cảnh làng quê ngoài Bắc, tranh tôn giáo ... bằng bột màu trên giấy bìa khổ lớn, lộng khung để bán cho người ta treo trong nhà ăn tết. Vì thế, thời kì này, mỗi khi bố tôi vẽ, tôi mê mẩn ngồi xem, sao bố tôi giỏi thế ... Khi lớn lên tôi học rất nhiều môn; học văn, khoa triết, học võ (Judo và Karate), học vẽ, học thanh nhạc, học âm nhạc ... Võ thời ấy học 5 năm mới lên được nhất đẳng huyền đai( đai đen 1 vạch) . Thời ấy học theo quốc tế, nhưng bây giờ, học một năm đã lên đai đen 1 vạch ... Ông bà xưa nói “ nhất nghệ tinh nhất thân vinh” ... Tôi học rất nhiều môn nhưng vẽ luôn là môn vượt trội ... Giống như ông trời đã định đoạt cho từng người. Người nào mới được làm linh mục, người nào mới được làm hoạ sĩ, đi tu thì rất nhiều ... nhưng đậu làm linh mục thì rất ít; các trường đại học mỹ thuật hàng năm đậu ra trường rất nhiều, nhưng trở thành hoạ sĩ lại đếm trên đầu ngón tay. Và vì thế, cuộc đời của tôi ngoài vẽ ra, tôi không làm nghề gì khác được, làm gì cũng thất bại ...  

 

(AC): Trước năm 1975 ông làm gì? Có phải vào quân đội ... đánh nhau không?

(NT): Sống ở đâu phải theo chế độ, luật pháp ở đó. Tôi ở miền Nam theo tự do,( từ vĩ tuyến 17 trở xuống theo tự do), vĩ tuyến 17 trở lên theo chế độ Cộng Sản, sông Bến Hải ngăn đôi đất nước làm ranh giới ... Tôi phải vào quân đội khi tới tuổi thành niên theo qui định của pháp luật. Suốt cuộc đời quân ngũ của tôi, chưa bao giờ nhìn thấy Việt Cộng (Cách Mạng) cầm súng đánh nhau bao giờ ... vì tôi làm trưởng phòng tiếp vận cho đơn vị tác chiến, tôi quản lý về quân nhu: súng, đạn, quân trang, nhu yếu phẩm ... cho đơn vị, vì thế tôi làm việc ở văn phòng quận, hoặc thành phố, thế nên tôi khổ sở vì hàng đêm phải chạy xuống hầm mỗi khi Việt Cộng( Cách Mạng) pháo kích vào thành phố ... Cuộc đời quân ngũ của tôi chỉ có vậy, rất tẻ nhạt, tôi thương tất cả mọi người ... Trong văn phòng làm việc của tôi có binh nhì tên Phước ( Phước mập) làm thư kí cho tôi, rất vâng lời, siêng năng làm việc ... Tôi biết rất rõ ông ta là người phía bên kia( Cách Mạng), thế nhưng tôi vẫn thương và dùng ông ta, tất cả đạn dược dư ra( đơn vị không dùng hết theo chỉ tiêu) và mặt nạ chống hơi độc, thay vì phải hủy đi, nhưng tôi giao hết cho ông Phước, không biết ông ấy mang đi đâu vào lúc nửa đêm ... tôi không cần biết . Dẫu sao người trong rừng cũng là dòng máu của tôi ... Năm 1972 khi tôi cầm sự vụ lệnh vào làm trưởng ban IV cho quận Hậu mỹ, trước là khu trú mật Hậu mỹ do đệ nhất cộng hoà tổng thống Ngô Đình Diệm lập ra ... người dân phải bỏ nhà cửa quy tụ vào sống trong trại được đắp đê bao, cắm chông bằng cọc tre vót nhọn, có cổng để hàng đêm đóng lại cẩn thận ... mục đích là để cô lập Cách Mạng( Việt Cộng) .Bây giờ được tách ra khỏi quận Cái Bè để lập quận riêng cho Đồng Tháp Mười.Con đường vào quận chỉ 11km từ quốc lộ IV, sao chông gai đến thế, phải có đơn vị thiết giáp mở đường,rà mìn từ sáng sớm đến tối mịt mới vào đến nơi. Con đường này đi xuyên qua mật khu Z15 và Z25 của Việt Cộng( Cách Mạng). Chưa kịp nghỉ ngơi, đã bị phía cách mạng họ pháo kích một trận tơi bời ... Và từ đó, cứ giữa trưa và 6 giờ tối họ lại pháo kích khoảng 10 phút ... như một lời cảnh báo, đừng đụng vào các ông ... nếu chúng mày muốn sống ... Có một lần, tôi đi ăn cơm trưa về ngang chuồng cọp, rào bằng kẽm gai gần hàng rào của quận, trời thì nắng như lửa đốt, chuồng cọp chỉ đủ cho 2 người ngồi khom lưng, tôi thấy 2 cô gái khoảng 18 tới 20 tuổi, mặc đồ bà ba đen, nước da trắng ngần, tóc dài đen óng.. đẹp mê hồn, chắc là nữ du kích( Việt Cộng) ngồi khom lưng trong đó ... đưa cặp mắt đen như nhung nhìn tôi, tim tôi như rớt ra ngoài. Thế đấy, người đẹp mảnh mai như vầy làm sao chịu được những cuộc tra tấn, khai thác tin tức ... Cái tính lãng mạn trong người tôi trỗi dậy ... “hai em đẹp như vầy làm cách mạng thì đã sao” ... Khoảng 1 giờ đêm, tôi lén ra chuồng cọp, dùng kìm cắt kẽm gai giải thoát cho 2 cô gái đó, đưa kìm cắt kẽm gai cho họ, chỉ cách bò thẳng theo con đường tôi chỉ, để tránh vướng phải mìn gài dọc theo bốn lớp hàng rào kẽm gai ... Chỉ thoáng một cái.. 2 cô gái đã bò vào bóng đêm mịt mùng ... Thế đó, tôi như đã vẽ được bức tranh tố nữ hoàn hảo nhất trong đời ... . Khoảng 2 tháng sau,tôi bị vướng mảnh đạn pháo ... không có máy bay trực thăng, tôi phải đi bằng xuồng chèo tay ra ngoài quốc lộ để vào nhà thương( quân y). Mà ông biết đấy, đi xuồng thì khả năng phía cách mạng bắt là rất cao ... Tôi nhớ ghe đi được một quãng( xuyên trong rừng Sậy cao ngập đầu) thì có 2 cô gái bước xuống xuồng, chèo tôi ra tới quốc lộ bình an. Ông bà nói “trong cái rủi cũng có cái may” là vậy ... 

 

 (AC): Sau giải phóng 1975,ông làm gì?

(NT): Năm 1975, khi giải phóng miền Nam, 3 tuần sau, tôi nhận được thơ triệu tập sang quận 7 họp. Hầu hết là những người vẽ quảng cáo, chỉ riêng tôi là hoạ sĩ ... Họ dạy chúng tôi thế nào là vẽ, thế nào để tư duy cho đúng đường lối của chính quyền Cách Mạng ... Ông cán bộ da xanh xanh, tái tái đứng thuyết giáo trên diễn đàn, ông ta nói: “tôi mới họp và nói chuyện với Picasso ở ngoài Hà Nội. Xong, tôi bay vào trong này luôn” ... “Picasso là hoạ sĩ vĩ đại của thế giới, người vĩ đại như thế mà Picasso còn giác ngộ Cách Mạng ... Picasso vẽ bức tranh nổi tiếng thế giới ... bức tranh làm kim chỉ nam cho hoạ sĩ thế giới noi theo ... ông ta vẽ chủ đề: người công nhân vùng lên. Biểu tượng bằng hai cái ghế úp chồng vào nhau, như vầy ... : ở giữa là chấm đỏ trên nền đen. Picasso áp dụng khoa học kĩ thuật rất nhuần nhuyễn, khi ta nhìn thật lâu vào chấm đỏ ... tự nhiên ta thấy như chấm đỏ loé sáng ra như mặt trời Cách Mạng đang loé sáng giữa màn đêm tăm tối của xã hội tư bản ... Đấy! Picasso mà còn giác ngộ Cách Mạng ... Các người là gì mà dám cưỡng lại bánh xe lịch sử đang lăn ... hả hả!! ” Chưa đã cơn kích động, ông ta chỉ thẳng vào mặt tôi ... “Còn mày, mày là thằng truyền bá văn hoá đồi trụy, phản động, kích động thanh niên chống cộng” ... Thế đấy, chỉ vì Picasso mà tôi bị nhiều tội thế đấy ... Cho tới bây giờ, thế giới vẫn chưa được diễm phúc thưởng thức bức tranh đó của Picasso, thật là thiệt thòi, thiệt thòi lắm lắm thay ... Kế tiếp, tôi bị khóm 6 (bây giờ là phường 7 quận 8) quản thúc tại nhà, không được ra khỏi khu vực ... Gia đình tôi mất hết tiền bạc tài sản sau giải phóng.Gia đình tôi sống trong cái bếp của cha mẹ tôi, cuộc sống trở nên vất vả, tôi kiếm sống bằng đủ mọi nghề, từ vác bao bố (phu khuân vác), đánh bắt tôm cá, đạp xích lô, nấu rượu, nuôi heo, làm bánh, nấu xôi để bán ... làm kỹ thuật in chiếu cho hợp tác xã chiếu xuất khẩu sang Liên Xô ... Nghề nào cũng khó kiếm tiền, nhưng lãng mạng ... hết sức lãng mạng. Có một buổi chiều, trên đường đánh cá về. Cơn giông bắt đầu ập đến, không có chỗ trú, tôi đành ngồi xuống ruộng ngập nước mênh mông, ngồi núp sau bụi Lác (cây Cói dùng để dệt chiếu) nước ngập tới cổ, bỗng chốc, căn chòi lá của người chăn vịt đằng sau lưng tôi bay tung lên trời, bay qua đầu tôi. Tôi vui như điên ... như đang ngồi trong bức tranh của Marc Chagall. Tôi cất tiếng hát vang như át cả tiếng gầm gừ của cơn bão ... 4 năm sau, tôi bỏ nghề đánh cá, tôi đạp xe xích lô, lúc này nghề đánh cá không còn thích hợp nữa. 6 giờ chiều tôi hay đạp xe về khu nhà kho của Pháp (thực dân) ngày xưa dùng để chứa lúa gạo, tôi nằm trên xe xích lô, ngửa mặt nhìn cái lỗ thông hơi trên chái nhà kho, chờ đàn chim én bay về ... khi con chim cuối cùng vào lỗ tôi mới về nhà ...

 

  (AC): Thế bây giờ thì sao? Mỗi lần ông nhớ lại thời khốn khó đã qua?

(NT): Cứ mỗi thời qua đi, muốn tìm lại sự lãng mạng đó, không tìm lại được, không tìm lại được những buổi sáng sớm mùa thu bầu trời trong veo, thoảng sương mù tai tái lạnh, con đường Phạm Thế Hiển nơi tôi ở, như con đường làng ... đạp xe xích lô mà miệng thì huýt sáo vang, sao đời đẹp thế ...  

 

(AC): Trong tranh của ông, chủ đề về người đàn bà thường xuyên suốt, đàn bà đối với ông như thế nào?(NT):Người ta nghĩ về cái đẹp, cái hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh ... thường thường hình ảnh người đàn bà là chất xúc tác, là nguồn cảm hứng để phấn đấu, mơ mộng và mơ ước ... Vì thế, bố cục về người đàn bà tự bản chất đã nói lên tất cả ... Hơn nữa, cái gì thật nhất trong con người thì mới vẽ được. 

 

(AC): À ra thế, thế còn những con chim, con cá trong tranh của ông ... ?

(NT): Giới phê bình họ thường nói tôi thuộc về trường phái biểu tượng (biểu hiện). Tôi thì không đặt thành vấn đề quan trọng cho từng trường phái, đơn giản chỉ là những điều ám ảnh tôi từ thời thơ ấu đến giờ, những điều tôi không thể quên khi tôi còn bé ở miền Bắc Việt Nam, sự nghèo khó, vất vả của cha mẹ tôi và cả làng ... Bố tôi ngoài dạy học, đánh bắt cò để nuôi gia đình, đi buôn, vẽ tranh Đông Hồ ... xoay sở rất nhiều nghề ... Nhưng cái nghèo đói vẫn dai dẳng đeo bám ... Ngày tết (ngày đầu năm), họ vẫn dán bức tranh cá chép trong nhà để cầu mong năm tới được sung túc ... nhưng có được đâu! ... Con chim, con cá vẫn thường đeo bám tôi, bất chợt lại xuất hiện trong tranh của tôi là thế.

 

 (AC): Vậy theo ông, trường phái trong hội hoạ có quan trọng không?

(NT): Trường phái là do những nhà phê bình họ tự đặt cho, để chia ra nhóm, thời kỳ hoạt động, và để phân biệt, giống như con bò khác con trâu ấy mà ... Hoạ sĩ thì không như vậy, mỗi thời kỳ trong cuộc sống, sự tác động giữa tình cảm, gia đình, cộng đồng, hoàn cảnh xã hội, và sự phát triển của xã hội sẽ tác động có chủ đích và không chủ đích lên mỗi hoạ sĩ rất nhiều ... Chỉ có điều sự tác động đó như thế nào và họ thể hiện như thế nào mà thôi ... 

 

 (AC): Vậy quan điểm nghệ thuật của ông như thế nào, có liên quan gì tới tôn giáo không?

(NT): Tôn giáo cũng là sự sáng tạo của con người, thần thánh, thượng đế ... cách thể hiện, nghi lễ tôn giáo đều là sản phẩm của con người ... Tôn giáo giống như cái roi vô hình để đưa con người vào quỹ đạo tốt đẹp trong cuộc sống ... Nhưng tôn giáo cũng có mặt trái của nó, nếu con người không đủ sáng suốt, trở nên cuồng tín thì cái tốt sẽ bị tác động ngược lại ... Nghệ thuật thì không như vậy, cái đẹp, cái xấu, cái hoàn chỉnh, cái không hoàn chỉnh vẫn được nghệ sĩ đưa vào tranh theo sự chắt lọc của từng nghệ sĩ, trong thi ca cũng vậy ... Vì thế, nghệ thuật không bị áp đặt, không bị gò bó ... Nó là tự do ... 

 

 (AC): Trong báo chí thường thấy họ nói ông là người đa tình ... ông giải thích thế nào?

(NT): Đa tình là yêu say đắm .Một người đàn bà đa tình, dối trá, sẵn sàng phủ nhận tất cả, sẵn sàng phản bội ngay trước mặt mình, điều đó không quan trọng, quan trọng là mình vẫn yêu say đắm, chân thành ... .yêu sự phản bội, dối trá ngọt ngào. Còn ngoài ra, đó chỉ là sự không hoàn chỉnh của người đàn bà đó thôi. Hoặc đa tình ở đây cũng không hẳn là yêu người khác phái, hoạ sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ ... tất cả những người làm nghệ thuật, không đa tình làm sao làm được tác phẩm ... Đa tình ở đây có nghĩa là họ yêu tất cả, yêu sự hoàn chỉnh, yêu sự không hoàn chỉnh của con người, của thiên nhiên, kể cả sự đổ vỡ. Giống như Picasso vì quá xúc động trước sự tàn phá của bom đạn ... mà vẽ lên bức tranh Guernica đó sao ? Như tôi đã nói ở trên, vẽ là sự chắt lọc, cảm nhận của từng hoạ sĩ, chẳng qua nó sẽ tác động như thế nào mà thôi ... Nhưng những nhà phê bình, nhà xã hội học thì muốn đưa nó vào thông điệp phản đối chiến tranh cơ ... 

 

 (AC): Rất thú vị về quan điểm tình yêu khác người của ông. Vậy vẽ nhiều một chủ đề, ông không sợ bị lặp lại chính mình à ... ?Ví dụ: Chủ đề đàn bà trong tranh của ông, xin lỗi, cho tôi lặp lại ... 

(NT): Ngày qua ngày, thời gian qua đi không trở lại ... tại vì nó là thời gian, nghệ sĩ không phải là thời gian, nó nằm ngay trong thời gian. Giữa quá khứ, hiện tại và tương laiCái điều ngày trước, hôm nay, ngày tới, lúc nào chả là sự khao khát ... khao khát trong tình yêu, gia đình, quê hương ... chả lẽ ngày qua ngày lại vứt nó đi? ... Đàn bà là hiện thân của cái đẹp, cái hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh, lúc nào chả ám ảnh tôi, vì thế vẽ về chủ đề đàn bà là chuyện thường tình, chuyện tự nhiên ... không vẽ đàn bà thì tôi vẽ cái gì? 

 

(AC): Xin ông nói rõ về quan điểm nghệ thuật của ông ... 

(NT): Như tôi đã nói ở trên ... Nghệ sĩ sáng tạo nói chung ... giống như một tấm gương phản ảnh lại cuộc sống ... tấm gương thì phản ảnh sự vật nguyên bản ... nghệ sĩ sáng tạo thì phản ảnh có chọn lọc, hoài niệm về quá khứ, chắt lọc hiện tại, dự báo về tương lai ... về phần tôi khi vẽ, bất chợt tất cả nó hay hiện hữu ở trong tranh của tôi, tôi vẽ cái điều đang suy nghĩ, kể cả trong quá khứ và tương lai ... 

 

 (AC): Picasso thì họ hay chia ra từng thời kỳ, ví dụ: thời kỳ lam, thời kỳ hồng ... Còn ông, màu sắc là gì với ông?

(NT): Cuộc đời giống như dòng sông, khi thì êm ả, khi thì cuồng nộ ... tuỳ vào mỗi khúc của dòng sông, nghệ sĩ cũng vậy, có lúc chỉ thích vẽ màu này, lúc lại thích màu kia ... Vì thế, theo từng thời kỳ của thời gian tác động lên sự suy nghĩ và cảm nhận của nghệ sĩ ... Ví dụ như tôi, có những lúc tôi chỉ thích vẽ màu nâu, có thời kỳ tôi chỉ thích màu vàng đất, thời kỳ chỉ thích màu đen và cam ... Đơn giản chỉ là thích và không thích mà thôi.Vả lại, không nên áp đặt màu sắc phải nói lên, phải đại diện cho một vấn đề gì ... Ví dụ: đa số mọi người nhìn màu đỏ là màu của chiến thắng, của sự vùng lên, của nhiệt huyết, của hoàn hảo và tươi vui. Nhưng khi được sơn màu đỏ lên cỗ quan tài (có nhiều quan tài sơn màu đỏ lắm chứ) thì nó đại diện cho cái gì bây giờ ... Chả lẽ lại là tươi vui.Vì thế, màu sắc với hoạ sĩ không phải để áp đặt, chẳng qua, qua từng thời kỳ của cuộc sống mà nó tác động lên cách nhận, cách cảm thụ, thích màu nào làm chủ đạo đó thôi. 

 

(AC): Ông định nghĩa tự do là gì? Hạnh phúc là gì? Điều gì đã tiếp năng lượng cho ông, tiền bạc đóng vai trò như thế nào với ông?

(NT): Tự do không phải do chế độ, do chính trị ban phát cho, mà tự do nằm ngay trong chúng ta, trong cách cảm nhận, suy nghĩ, cách đối xử, xử thế trong cuộc sống như thế nào ... Giống như tôn giáo: thiên đàng, hoả ngục nằm ngay trong mỗi người chúng ta, nó là lương tâm, là cách sống.Nếu sống tốt đẹp với mọi người, yêu quý đồng loại ... mọi người yêu mến ta, thì đó là tự do là hạnh phúc trong cuộc đời ... ngược lại chỉ là hoả ngục nếu mất tự do. Khi có tự do thì chính nó tiếp năng lượng cho ta ... Thanh thản thì mới làm việc được chứ. Tiền bạc cũng là một vấn đề, nó chi phối rất nhiều đến việc làm, tiền để sống, để vẽ tranh, để làm triển lãm ... Cái gì cũng phải giải quyết bằng tiền ... Như hoạ sĩ Marc Chagall có nói: “Làm hoạ sĩ giàu vẫn hơn hoạ sĩ nghèo” ... Dĩ nhiên, nhưng nếu đặt nặng vấn đề tiền bạc quá, làm thế nào vẽ để bán ra tiền thì kết cục lại ngược lại. Lúc đó sẽ sản sinh ra một loạt tranh hạng 2, hạng 3. Chủ yếu chỉ để trang trí phòng khách, phòng ngủ ... Chán thì vứt vào sọt rác ... điều này cũng làm cho nhiều người đương thời đang mắc phải. Đối với họ, nghệ thuật được đánh giá trên việc có bán được nhiều tranh hay không, có đạt được nhiều giải thưởng hay không ... Họ phải tất bật chạy theo thị hiếu, thị trường, và nghệ thuật biến thành hàng hoá, bài thi ... cố sao lừa được khách hàng, ban giám khảo, ... Điều tôi muốn nói ở đây, nghệ thuật đích thực là cách suy nghĩ, cách cảm nhận, cách sống, cách vẽ, làm việc miệt mài, nó theo đuổi suốt cuộc đời người hoạ sĩ đó ... Tới lúc nhắm mắt xuôi tay thì việc được nhiều hay ít nó sẽ lòi ra ... 

 

 (AC): Xin cảm ơn ông, rất thú vị khi được nghe ông nói chuyện.

bottom of page