top of page

     Nguyen Than

 

.....Painting is now the common language of global culture, it is not limited by a place, a region, a school or an ideology....So is a topic, it has been no longer suitable to encapsulate a topic in each individual painting , but it is spread ... it is an excuse for an artist to delve into that theme by a variety of  different presenting forms, such as : Placement- Concept - Behavior - Video Art ... No matter what form  is used  to present it , it also has the same purpose that is to create a new look breaking out the old academic routines reigning over centuries, that is : " painting is finished within discipline and wrapped in theme " ... just like every person must have a name to distinguish between people and others ... And therefore, art is a part  in the reform process, and is a component in the development of economy and global culture....

 

 

…….Hội họa bây giờ là tiếng nói chung của văn hóa toàn cầu ,nó không còn hạn chế bởi nơi chốn,khu vực ,trường phái hay chủ nghĩa…Đề tài cũng vậy, nó không còn thích hợp để gói gọn trong từng bức tranh riêng lẻ ,mà nó trải rộng ra …nó là cái cớ để họa sĩ đào sâu vào chủ đề đó bằng nhiều hình thức trình bày khác nhau ,chẳng hạn như :Xếp đặt -Ý niệm –Hành vi –Video Art …Dù trình bày bằng hình thức nào, thì nó cũng có cùng mục đích là tạo một cách nhìn mới ,thoát ra khỏi khuôn sáo hàn lâm cũ đã ngự trị hàng bao thế kỷ qua là :“ hội họa được kết thúc trong khuôn thước và bó gọn trong đề tài” ….giống như mỗi người phải có một cái tên để phân biệt giữa người này và người khác …Và vì thế, nghệ thuật là một phần nằm trong các tiến trình cải cách và là một bộ phận nằm trong sự phát triển kinh tế ,văn hóa toàn cầu ……

Paiting Nr. 500

 

In 2003 I went to paint and exhibit in the south of France. When  arriving to draw in Paris, I had an opportunity to meet some Vietnamese people lodging in the 13th district of Paris. I caught the lifeless eyes, flowing with infinite sadness of some of the older people there, the natural sadness invaded me, inspired me to draw a number of themes: Vietnamese people lodging in the 13th district of Paris. I used the verb "lodge" here, because they live a dependent and temporary life; homeland as well as  hometown for them being a luxury item having been lost for years ... life to live, the home town is too far away ... hoping one day to return to leave their decayed bones in the mother land ...Is it likely to have enough time or it is  still being buried  in foreign land?..

 

Năm 2003 khi tôi sang vẽ và triển lãm ở miền nam nước Pháp ,khi về vẽ ở Paris ,tôi có dịp gặp gỡ một số người Việt Nam đang sống ở quận 13 Paris,tôi bắt gặp những ánh mắt nhìn vô hồn,đượm nỗi buồn vô định của một số người lớn tuổi ở đó .Tự nhiên cái buồn xâm chiếm lấy tôi ,thôi thúc tôi vẽ một số chủ đề về người Việt Nam sống ở quận 13 Paris ,tôi dùng động từ “ở” ở đây ,bởi vì họ sống như ăn nhờ ở đậu .Tổ quốc ,quê hương ,đối với họ như một món hàng xa xỉ đã đánh mất từ lâu…Sống để mà sống ,quê hương thì quá xa xăm…mong một ngày trở về gởi nắm xương tàn vào đất mẹ …Liệu có kịp chăng ?... hay lại nằm nơi đất khách, quê người …

 

 

 

Paiting Nr.  313_EXTRA

(oil on canvas, pasted on wood 800x200 cm)

As a prediction for the future … when people proceed to a higher civilization compared with the existing one, the individual one will not be anymore. People become luxury goods, then goods and luxury goods also use the same bar codes; all thinking, what to do, where … , all of which is exposed when crossing a bar code reader. Even navigational satellites are used to control people … At that time people become lonely right in their own house and lonely in the middle of the crowd …

 

Sơn dầu trên vải,dán trên gỗ (800cm x 200cm)

Như một dự báo về tương lai …khi con người tiến tới nền văn minh hơn bây giờ,cái riêng không còn nữa,con người trở thành hàng hóa cao cấp ,lúc đó hàng hóa cao cấp và hàng hóa thứ cấp cũng được dùng mã vạch như nhau ,mọi điều suy nghĩ ,làm gì ,ở đâu ….Tất cả điều được phơi bày khi đi ngang qua máy đọc mã vạch ,thậm chí cả vệ tinh định vị cũng được dùng để kiểm soát con người,..Lúc đó, con người trở thành cô đơn ngay trong ngôi nhà của mình và cô đơn ngay giữa đám đông…

 

 

 

Paiting Nr.  494

This is also a way of expressing his space, a breath taking space, it is etched in the memories .... in the life of each of us.

 

Đây cũng là cách thể hiện không gian của ông ,một không gian mang tính hơi thở,nó khắc sâu vào ký ức ……vào đời sống của mỗi người trong chúng ta .

 

 

 

Paiting Nr.  450

Through subjects expressed in ink on rice paper by him, a variety of women shapes has been used to express the beauty of the universe, the outlook .... To him, women shapes are the most perfect ones symbolizing the beauty and completeness .... His difference is:” His women are lively but not lustful ..." All seem to be mixed in space and time.

 

Những đề tài ông thể hiện bằng mực tàu trên giấy dó ,đại đa số ông dùng hình thể của đàn bà để nói lên cái đẹp của vũ trụ ,nhân sinh quan …Đối với ông ,hình thể đàn bà là hoàn hảo nhất để tượng trưng cho cái đẹp ,cái hoàn chỉnh…Cái khác biệt của ông là : “những người đàn bà của ông sống động mà không dục…”Tất cả như hòa trộn vào không gian và thời gian ……..

 

 

 

Paiting Nr.  151

In 2001, when he went to work and draw in Hoi An town ... still there that town, the ancient road, the old roofs, but former people were gone ... only nostalgia of the time being left...He painted on the basis of past and present symbols.

 

Năm 2001 khi ông ra làm việc và vẽ tại Hội An….vẫn phố đó ,con đường xưa đó ,những mái nhà xưa cũ,những người xưa không còn nữa …chỉ còn lại sự hoài niệm của thời gian …Ông vẽ trên nền tảng của sự biểu tượng xưa và nay .

 

 

 

Paiting Nr.  284

 

The stylization of space and time.

 

Sự cách điệu của không gian và thời gian.

 

 

 

Paiting Nr.  337


The past and present nostalgia ... he stylized lines to the simplest ...placed all space, people, scenery... on the same surface, the surface of space and time..., the surface of nostalgia ...

 

Hoài niệm xưa và nay …ông cách điệu hóa đường nét tới mức đơn giản nhất…đưa tất cả không gian,con người ,cảnh vật nằm trên cùng mặt phẳng…,mặt phẳng của không gian và thời gian…,mặt phẳng của sự hoài niệm…

 

 

 

Paiting Nr.  466

 

Including the nine assembled paintings, 360m2 in size (1 sào in Northern Vietnam), acrylics on canvas, exhibited at the central plain, the Red River (Hanoi), combined with a performance on the painting. He would like  to place  the countryside market in the heart of a modern city ... But for a regretful ‘political’ reason happening, he just conducted the performance part.

 

 

Gồm 9 bức tranh ghép lại rộng 360 m2 (1 sào Bắc Bộ )Acrilic trên bố ,trưng bày tại bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) ,kết hợp với cuộc trình diễn performance trên tranh .Ông muốn đưa chợ quê vào giữa lòng thành phố hiện đại …Nhưng vì lý do đáng tiếc xảy ra ,ông chỉ thực hiện được phần performance .

 

 

 

Paiting Nr.  012

 

He had planned to paint 20 paintings ... but only 10 ones were done (135cm x 155cm). Identical layouts. These 10 paintings  fitted together to form a picture of  675cm x 310cm. It creates a painting of a woman sitting in a glass cage. They have no names, are only numbered ... and do the same thing .. what they honor is unknown... And what is commemorated? ...

 

Ông dự định vẽ 20 bức …nhưng mới thực hiện được 10 bức 135cm x 155cm. Bố cục giống nhau .10 bức này ghép lại với nhau tạo thành bức tranh 675cm x x310cm . Nó tạo thành bức tranh những người đàn bà ngồi trong lồng kiếng .Họ không có tên ,chỉ được đánh số…và họ làm cùng một việc giống nhau …không biết họ tôn vinh cái gì ?....và vinh danh cái gì ?...

 

 

 

Paiting Nr.  178/172

 

It was 1991 when a hard time had passed (1975-1989), he continued to live for himself, he started drawing again, drawing most, drawing on the completeness and incompleteness. He painted much more on the past... painted a bygone time,  sad horses (passed heroes), painted the birds (a childhood), the fish (the wish for prosperity that never comes true), painted women wistfully looking forwards infinite places ... All seem to live in a surreal space...

 

Năm 1991 khi một thời vất vả qua đi (1975-1989),ông tiếp tục sống cho ông ,ông vẽ lại ,vẽ thật nhiều ,vẽ về sự hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh ,ông vẽ về quá khứ nhiều hơn ,..vẽ một thời đã qua ,vẽ những con ngựa buồn bã (anh hùng nay không còn nữa ),vẽ những con chim (một thời thơ ấu) ,vẽ những con cá (sự cầu mong sung túc không bao giờ thành hiện thực ),vẽ những người đàn bà mắt nhìn đăm chiêu về nơi vô định…Tất cả như sống trong không gian siêu thực …

 

 

 

 

Paiting Nr.  401

 

Doors confine the space of a house, a room, but when we look out the window, we can see a more spacious space,  the higher and bluer sky... like just going out of a tunnel, all burst apart, shining ... one sees all things, no limits of space and time ... A window is also a starting place to look backwards the past, a beginning place for sadness, joy, remembrance...

 

Cửa ra vào chỉ giới hạn không gian cho một ngôi nhà ,một căn phòng, nhưng khi ta nhìn ra cửa sổ ,ta thấy một không gian rộng rãi hơn, bầu trời cao xanh hơn ….giống như vừa ra khỏi đường hầm ,mọi sự òa vỡ…chói lòa…ta nhìn thấy tất cả ,không giới hạn về không gian và thời gian …Cửa sổ cũng là nơi xuất phát để tìm về quá khứ ,nơi khởi đầu cho buồn vui ,nhớ nhung …

 

 

 

Paiting Nr.  480

 

Back to 1930s,  it was a front lap tied tunic (lap crossed tunic) dyed with brown tubers, pants or ragged skirt dyed with pond mud (silver dark). After the French had opened Fine Arts College of Indochina (Hanoi), the early students  redesigned Ao Dai,... simplified it to reveal the smooth contours of women ... Typically, Nguyen Cat Tuong Ao Dai (1930), Le Mur Ao Dai, and Le Pho modern Ao Dai (1934). In Saigon,  Tran Le Xuan Ao Dai (Mrs. Ngo Dinh Nhu advisor). It was more daring to have open-necked Ao Dai (1958) that was used to be named Mrs. Ngo Dinh Nhu advisor’s  Ao Dai. Next, it was  Raglang Ao Dai (1960), it was not until 1970 when Hippy Ao Dai were born ... And since then ( 1975-2014 ) Ao Dai has remained unchanged... It may be the change in the pant color to go with the color of Ao Dai only.

 

Từ thập kỷ 30 trở về trước , áo dài thường buộc tà trước (áo dài chéo que) thường được nhuộm bằng củ Nâu (màu nâu), quần hoặc váy nơm nhuộm bằng bùn ao (đen bạc). Sau khi người pháp mở trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội ). Những sinh viên thời kỳ đầu họ thiết kế lại áo dài …làm đơn giản hóa để bộc lộ được đường nét uyển chuyển của phụ nữ …Điển hình là áo dài Nguyễn Cát Tường (1930) áo dài Le mur,và áo dài tân thời của Lê Phổ (1934). Ở trong Sài Gòn thì áo dài Trần Lệ Xuân (bà cố vấn Ngô Đình Nhu). Táo bạo hơn, đó là áo dài hở cổ (1958), mà người ta vẫn hay nói là áo dài bà cố vấn Ngô Đình Nhu .Kế tiếp là áo dài Raglang (1960), mãi đến năm 1970 thì áo dài Hippy ra đời…Và kể từ đó đến nay (1975-2014) áo dài không thay đổi …có chăng là thay đổi màu quần cho hợp với màu của áo dài mà thôi.

bottom of page